LỜI RU CUỐI CÙNG

Bú đi con - lần cuối cùng Con được bú sữa ở trong ngực này Chúng nó đang đợi ở đây Để giết má đó - con hay không nào. Chỉ vì má yêu đồng bào Má yêu tổ quốc má vào dân quân. Má đánh đuổi lũ thực dân Chia đôi tổ quốc, diết dân, đốt nhà Giầy xéo mồ mả ông cha Bắt má thờ Mỹ, thờ ma Diệm Kỳ. Tiêm nhiễm lối sống Híp pi Sống kiểu bụi bặm quên đi kiếp người Trần truồng như lũ đười ươi Đi trên đường phố làm người hoang sơ. Đất nước ta như bây giờ Nhờ tổ tiên đã từng giờ dựng xây Tám loại giặc đến đất này Bẩy mươi cuộc chiến thây đầy non sông Mới nên nước Việt tươi hồng Cho ta yên sống ruộng đồng tốt tươi. Đảng Bác đuổi Nhật đi rồi Đánh bể đầu Pháp xây đời tự do. Cái bọn mắt xanh đầu bò Lại đến để cướp tự do của mình. Chúng đâu biết nghĩa biết tình Giết cả mẹ sữa thì tình ở đâu? Chúng mang văn minh ở đâu Bắt con chết đói - cao sâu chỗ nào? Không thấy chồng ở chỗ nao Giết vợ đỡ tức – thú nào ác hơn. Dân nó sử rõ ngọn nguồn Dân mình thì nó giết luôn tức thì. Tự do Mỹ là thế ni Tự do bắn giết cướp đi mạng người. Dẫu má chết lòng vẫn vui Để cho con sống làm người tự do. Bú đi con, bú cho no Lần cuối con được bú no con à Bà con làng xóm của ta Sẽ nuôi con lớn cùng cha trả thù. Nước Việt sẽ đẹp muôn thu Rồi sẽ sạch bóng quân thù con ơi. Bú đi con – hãy mỉm cười Còn Đảng, còn Bác, còn người Việt Nam. Tao thà làm ma nước Nam Còn hơn theo lũ dã man chúng mày. Ngủ đi con - má đi đây Lời ru, giọt sữa cuối này tặng con. Ảnh anh hùng liệt sĩ Nguyễn thị Tư cho con bú trước khi bị bắn. Bài của Báo mới viết về bức ảnh. gặp lại em bé trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi bị tên lính Mỹ hành quyết VTC300418 06:38 GMT73 đăng lạiGốc Phóng viên tìm về vùng đất cách mạng nổi tiếng ở Sóc Trăng gặp em bé được cho là xuất hiện trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi chị bị tên lính Mỹ hành quyết chạm đến hàng triệu triệu trái tim. Tiếp chuyện chùng tôi là một cụ ông tóc đã bạc quá nửa đầu, dù tai nghe không rõ nhưng lời nói và ánh mắt của cụ vẫn thể hiện được sự minh mẫn hiếm có. Khi biết được vấn đề người đối diện cần tìm hiểu, cụ cười phá lên Tìm đúng nhà rồi đấy, tôi là Năm Dõng đây. Mỹ Linh ơi, Mỹ Linh à, có khách tìm con này, vừa nói, cụ vừa đi ra sau nhà tìm cô Mỹ Linh. Dù đã biết trước nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy cô Lê Mỹ Linh - đứa bé năm nào còn ngái ngủ trong vòng tay mẹ, bị mẹ bắt thức giấc và cho bú những giọt sữa cuối cùng nay đã 49 tuổi. Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói trầm hiền cô lịch sự tiếp chuyện chúng tôi. Tuy nhiên, khi hỏi về ký ức xưa, khuôn mặt cô lặng đi, cô từ chối nhắc về quá khứ: Nhắc lại làm gì để lòng thêm quặn thắt. Hỏi cha tui đi, chứ giờ tui không nói nổi đâu. Ngồi cạnh bên, cụ Năm Dõng gật đầu tỏ vẻ tán thành: Có gì cứ hỏi tui đây, giờ nó xúc động nên không nói được gì đâu. Cụ Năm Dõng kể, vào những năm 1960 - 1971, trong kháng chiến chống Mỹ, như những vùng quê miền Nam anh hùng khác, xã Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) là vùng đệm giữa căn cứ Vĩnh Trinh của ta và tiểu khu Bạc Liêu của địch. Tuy chỉ là xã, nhưng địch đóng tại đây đông như kiến, gồm một tiểu đoàn bảo an, tiểu đoàn cơ động 411 cùng nhiều ác ôn, dân vệ, tề điệp và cả cả cụm pháo 105mm. Tại đây thường xuyên xảy ra những trận chiến ác liệt giữa ta và địch. Tên thật tôi là Lê Văn Dõng, nhưng mọi người quen gọi Năm Dõng cho tới giờ luôn. Hồi đó, tôi là xã đội trưởng, đồng thời là một trong hiếm hoi những cán bộ diệt ác ôn nổi tiếng của vùng nên bị bọn địch thù hằn và luôn tìm mọi cách để hạ gục. Ngày ấy, tên tề gian nào mà nhận thư cảnh cáo của tôi thì chắc chắn không sống sót qua ngày thứ 10. Năm 1954, Tôi và bà Tư (Nguyễn Thị Tư, SN 1937 - PV) cưới nhau. Sau khi cưới nhau, tôi lại hăng suy hoạt động cách mạng hơn. Đội du kích của chúng tôi hồi đấy láo lắm, ít người nhưng mạnh, hoạt động thoắt ẩn thoắt hiện nên bọn địch luôn trong tâm thế hoang mang, lo sợ bị đánh úp. Tôi tham gia hoạt động các mạng, bà Tư ở nhà thay tôi chăm lo cho gia đình. Vừa nuôi con, bà ấy vừa mở hàng nhỏ buôn bán. Nói buôn bán cho có, chứ thực chất là để bí mật cung cấp thuốc men, lương thực, nuôi giấu cán bộ dưới hầm bí mật và làm giao liên cho cán bộ ra vào vùng tạm chiếm, cụ Năm Dõng kể lại. Theo hồi ức của cụ Năm Dõng, vào đầu năm 1970, sau khi 2 người có với nhau người con út (bé Lê Mỹ Linh) cũng là thời điểm giặc tức tối, muốn tiêu diệt cụ nhiều hơn. Bởi ngày nào cụ con sống, số lượng tay sai và ác ôn mà cụ tiêu diệt nhiều không đếm xuể. Tức tối, điên cuồng truy lùng bóng dáng Năm Dõng nhưng không thấy tăm hơi, chúng bắt đầu bày mưu hèn, kế bẩn, lùng sục tìm bắt bà Tư để uy hiếp Năm Dõng ra chịu chết. Lúc đó, tên Đại úy Phước nó ra lệnh cho lính rằng, muốn ngăn chặn được Cộng sản làm mạnh thì phải giết cho bằng được Năm Dõng với Hai Hoàng, nếu không giết được chúng thì giết vợ chúng, để chúng co đầu không giám hoạt động. Nói thế vì chúng tôi lúc đó như đầu tàu của du kích hoạt động cách mạng. Sau đó, chúng tổ chức một lực lượng BO2 chuyên hoạt động ban đêm, trong lúc lùng sục ngoài xã Châu Thới thì chúng tìm được vợ Hai Hoàng và giết luôn. Lo lắng, cơ sở mật của ta mới báo cho tôi là phải làm sao để tránh né, chứ bây giờ chúng làm căng lắm. Nhìn đâu đâu cũng thấy chúng lùng sục vợ mình để giết, tôi mới sắp xếp cho vợ vào căn cứ Mỹ Trinh ở 3 ngày. Sau đó có tiền thì tôi đưa cho vợ và dẫn bà ấy đi bám bà con mà sống, chứ ở căn cứ suốt cũng không an toàn. Hôm đó, khoảng 4h, tôi dẫn vợ về nhà và dặn cha tôi là đừng cho vợ ẵm bé Linh đi, còn 3 đứa lớn thì gửi bên ngoại rồi tôi phải về căn cứ. Nhưng sau đó ở nhà không an toàn nên vợ tôi cũng buộc phải ẵm con đi. Trên đường đi thì gặp bà Đẩu, bả mới hỏi Tư ơi, mày ẵm con đi đâu vậy?, lúc đó vợ tôi cũng thật thà trả lời là ẵm con đi Bạc Liêu chữa bệnh. Nghe vậy bả mới nói vào ở với bả, vì khuya cũng có chuyến đò ghé nhà bà đi Bạc Liêu. Thấy bả ở một mình, không chồng con nên vợ tôi cũng nghe lời vô ở. Vợ tôi còn dặn với bả là nếu lính ghé hỏi, thì nói là em gái tới ngủ nhờ để đón đò đưa con đi chữa bệnh. Tối đó, lính tới thật. Trước mặt thì bả vẫn nói như vợ tôi dặn, nhưng khi đi ra khỏi của thì bả mới chỉ tay ngược vô và bọn lính quay trở lại bắt vợ tôi. Bắt được, chúng đánh đập vợ tôi dã man và bắt khai ra hầm bí ở căn cứ Mỹ Trinh nhưng vợ tôi vẫn kiên quyết không trả lời. Tức giận, tên Phước ra lệnh: “Bắn chết, cắt lỗ tai mang về cho tao”. Thời khắc chúng bắt được nữ anh hùng Nguyễn Thị Tư là lúc bé Mỹ Linh 10 tháng tuổi còn đang ngái ngủ trên tay. Trước lúc hy sinh, chị đã van nài bọn chúng xin được cho con bú lần cuối cùng. Sau khi cho bé Linh bú những giọt sữa cuối, chúng giành giật bé trên tay chị và vứt bé trên miếng ván ngoài trời. Vừa để tuột con khỏi tay, chị bị nòng súng địch bắn thẳng vào đầu, chết tại chỗ. Sau khi chị chết, nghe lời tên Đại úy Phước, chúng cắt tai chị mang về. Sau này, chúng tôi mới tìm được bà Đẩu đó. Lúc họp dân, bả mới khai nhận toàn bộ sự thật là vì nhận 3 nghìn bạc (tương đương 1 lượng vàng bây giờ - PV) của giặc nên mới bán đứng Cách mạng, nói đến đây, ánh mắt cụ Năm Dõng trầm hẳn đi. Còn nữa: Kỳ 2: Gặp lại đứa bé trong bức ảnh Giọt sữa cuối cùng, vẫn luôn quặn thắt tâm can khi nhớ về mẹ
Tác giả: TRANSONHAISố bài thơ: [12]

Có Thể Bạn Thích

Nếu bạn yêu thích bài thơ này, Hãy ủng hộ tác giả bằng cách Chia Sẻ và Để lại bình luận ở bên dưới.

CHÚNG CON NGUYỆN MÃI

Thơ và ảnh Hoàng Hải Phi. Một trăm hai chín năm tròn. Ngày Sinh Nhật Bác chúng con đón mừng. Sinh thời Bác vượt gian ... [Đọc thêm...]

EM YÊU ANH

Thơ Phan Văn Uyên. Em yêu anh yêu màu xanh. Yêu cái ngọt ngào, yêu lời nhắn nhủ,. Rồi thương anh ngày nắng đêm mưa,. ... [Đọc thêm...]

NỖI NHỚ VÔ DUYÊN

Nói nhớ em thấy vô duyên em nhỉ. Gặp bao giờ mà sao nghĩ rất thân. Lời hẹn, lời thương mượn gió tới gần. Một giờ thôi, ... [Đọc thêm...]

BAO NĂM RỒI

Bao năm rồi buớc chân mãi buồn tênh. Bên hoa giấy thấy chông chênh đầu ngõ. Màu tím hồng đung đưa như muốn ngỏ. Đứng ... [Đọc thêm...]

VÌ YÊU ANH

Em không buồn và không khóc đâu anh. Bởi anh đi vì vùng trời biển đảo. Em sẽ làm người vợ hiền, dâu thảo. Chờ anh về ... [Đọc thêm...]

TƯỚNG HÈN

Tướng mà chằng chịu tu rèn Thấy tiền hám lợi là hèn tướng ơi. Vướng vòng tù tội hết thời. Lên với xuống chó,miệng đời ... [Đọc thêm...]

ĐÓN THẰNG TƯ

Có một chiều trời Sài Gòn đầy nắng. Xe hú còi Má bảo đón thằng tư. Đường Nguyễn Kim em ra ngõ đứng chờ. Má vội vã hạm ... [Đọc thêm...]

CHAN CHỨA TÌNH QUÊ

Con đường nhỏ đưa tôi về nơi đó. quê nghèo cây cỏ vẩn đươm bông. [Đọc thêm...]