TRẦN THÁI TÔNG
Tâm thức quy về với đạo không
Nhưng lo xã tắc cũng chuyên hồng
Đêm buồn bỏ áo tu phần hạnh
Buổi loạn đương đầu tạo chiến công
Ngựa dữ chân giày đau Bạch Hạc
Dân hiền chí tụ sáng Nguyên Phong
Việc đời sau trước đà yên thuận
Ngôi báu nhường con ẩn tánh rồng!
Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của nhà Trần sau khi được vợ là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi và trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu (1225)
Sau 12 năm (1237), Trần Thủ Độ ép Thái Tông phế Chiêu Thánh hoàng hậu vì không sinh được người kế vị, và lập chị Chiêu Thánh là Thuận Thiên, là vợ của anh ruột Trần Liễu đang mang thai, lên thay. Vua buồn nên đang đêm bỏ cung điện lên núi Yên Tử, xin tu theo thiền sư Đạo Viên , sau Trần Thủ Độ tìm được khuyên về vì sự yên bình của xã tắc.
Ngày 17-1-1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ phía nam Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), Trần Thái Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư tả: Vua tự làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn...
Ngày 29-1-1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, giải phóng Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã trở thành ông vua anh hùng cứu nước.
Ông còn là một thiền sư Phật giáo, đã truyền dạy kinh nghiệm tu hành của mình qua các tác phẩm Khóa hư lục, Thiền tông chỉ nam, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội và Lục thời sám hối khoa nghi. Ông được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm – giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam – vào cuối thế kỷ XIII.
3031258: Ngay sau khi đánh thắng giặc Nguyên vua nhường ngôi cho con là thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) và làm Thái Thượng hoàng, đã dựng chùa Phổ Minh tại Thiên Trường (Nam Định) và am Thái Vi tại hành cung Vũ Lâm (Hoa Lư, Ninh Bình) để tu tập.
Ngô Thì Sĩ, sử gia thế kỷ 18 đã nhận xét về Trần Thái Tông: Trần Thái Tông tuy ý từ gần với đạo không tịch mà chí thì rộng xa, cao siêu cho nên bỏ ngôi báu như trút đôi dép rách vậy.